Bàn thờ gia tiên.
Từ xa xưa, trong mỗi gia đình người Việt đều có bàn thờ tổ tiên. Ngoài bàn thờ gia tiên ở chính ngôi nhà chính, còn có nhiều bàn thờ khác như bàn thờ Thổ công (miền Nam gọi thờ ông Địa), bàn thờ Thánh sư, bàn thờ bà Cô ông Mãnh, bàn thờ Thần Tài, bàn thờ Tiền chủ… Gia đình theo đạo Phật còn có bàn thờ Phật.
Nhưng người có căn đồng có bàn thờ Chư vị, hoặc lập hẳn một ngôi điện tại một gian nhà riêng để thờ. Nhiều gia đình còn lập bàn thờ Quan Trần triều (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) để ma quỷ sợ uy thần không dám vãng lai phá quấy.
Mỗi bàn thờ có sự bài trí khác nhau, song đều có bình hương, bài vị và ống hương, đèn nến…
a. bàn thờ tổ tiên
Bàn thờ tổ tiên là bàn thờ chính trong mỗi gia đình Việt Nam, người ta còn có sự phân biệt giữa nhà thờ họ và nhà thờ trong từng gia đình.
– Bàn thờ họ:
Tất cả con cháu cùng một dòng họ lập chung một bàn thờ vị Thủy tổ, gọi là Từ đường của dòng họ. Ngày xưa bài vị được gh bằng chữ Hán. Nhiều dòng họ không có nhà thờ riêng thì xây một đài lộ thiên dựng bia đá, tên thụy, hiệu các tổ tiên. Mỗi khi có giỗ tổ, hoặc có tế tự của một chi họ, thì cả họ hoặc riêng chi họ đó ra đài lộ thiên cúng tế. Đài lộ thiên này là nơi để cúng tế, hoặc tổ chức các trò vui trong ngày giỗ tổ dòng họ hoặc một chi họ. Cugs tế xong sẽ về nhà tộc trưởng hoặc trưởng chi cùng ăn uống. Những dòng họ lớn, giàu có thường tổ chức trò vui vào đêm hôm Tiên thường.
Có nhiều họ có nhà thờ riêng với bàn thờ Thủy tổ để cho chi trưởng nam đời đời giữ hương hỏa, và chỉ khi nào ngành trưởng không có con trai nối dõi thì việc cúng bái mới chuyển sang chi dưới.
Có họ, ngoài bàn thờ Thủy tổ chung, con cháu luân phiên nhau thờ tổ ở nhà riêng của mình. Song chỉ là trường hợp của những người đi xa quê hương, không thuận tiện dự ngày giỗ tổ hàng năm và lễ tổ trong dịp tết được.
– Nhà thờ chi
Nhiều họ lớn chia thành nhiều chi. Mỗi chi lại đông con cháu nên ngoài việc tham gia ngày giỗ tổ toàn họ còn có ngày giỗ tổ riêng của chi họ. Các chi đều có nhà thờ riêng, gọi là bản chi từ đường.
Hiện nay, trên bàn thờ nhiều gia đình ở nông thôn vẫn còn đặt bức hoành phi mang dòng chữ nói rõ đó là từ đường của chi họ nào. Từ đường có nghĩa là nhà thờ. Trên bàn thờ này có bài vị của ông tổ, nên gọi là Thuần chủ bản chi. Thần chủ này cũng như Thàn chủ của Thủy tổ họ sẽ được thờ mãi mãi.
Người trong chi họ có dành một số ruộng để lấy hoa lợi cúng giỗ, ruộng này gọi là Kỵ điền.
– Bàn thờ gia đình
Bàn thờ riêng của từng gia đình còn gọi là Gia từ, hay bàn thờ Gia tiên. Những gia đình giàu có mới xây nhà thờ riêng cho gia đình. Còn phần lớn, bàn thờ gia tiên được thiết lập ngay ở gian giữa nhà chính.
Những người con thứ không cần phải có bàn thờ gia tiên vì không phải cúng giỗ, nhưng vì lòng thành kính với tổ tiên, họ vẫn lập bàn thờ để cúng vọng.
Xem Thêm: https://trichdanhay.vn/tho-hay/
Nguồn: https://trichdanhay.vn/
Bài Thơ: Xuân Đầu – Tác Giả: Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu)
Xuân Đầu (Xuân Diệu) Tặng Hồ Cũ Trời xanh thế! Hàng cây thơ biết mấy! Vườn non sao! Đường cỏ...
Người Việt mình hơi lạ, miệng thì luôn chửi TQ, nhưng cách thờ cúng thì theo TQ và viết bài vị, câu đối trên ban thờ cũng bằng chữ TQ luôn.
Chỉ khi nào phục hồi luật xưa : con gái đã xuất giá thif hưởng thừa kế bên chồng chứ không được về chia thừa kế nhà của cha mẹ đẻ ; chỉ khi đó thì mới thật là tôn trọng tín ngưỡng thờ tổ tiên của dân tộc !
video toi qua
Cho e xin link nhạc nền ban đầu ạ
các đồ thờ và binh khí xưa nay đã được quý bạn làm lại và để mọi người hiểu, trong bộ bát bửu và bộ 10 thứ hai bên, giá bán bao nhiêu?
CỔ KÍNH BAN THỜ
Cảm ơn Video rất hay. Bộ trên là bộ cuốn thư – Câu đối chứ nhỉ. Hoành phi là bức hình chữ Nhật mà. Bên mình cung cấp Hoành Phi – Câu Đối bằng chất liệu đồng. Nhận đặt theo yêu cầu. Quý khách có nhu cầu có thể xem mẫu tại đây: http://www.dothodong.com/hoanh-phi-cau-doi/
Bên mình có bán lư đồng Vĩnh Tiến hàng đẹp, bảng giá ở đây ạ, mọi người ủng hộ nha
http://dodongcuongthinh.com/tin-tuc/24/bao-gia-lu-vinh-tien-tron-bo-tai-dong-my-nghe-cuong-thinh.html
0938824985- Cường
mình sorry, theo nguyên tắc đọc Hán Nôm phải đọc từ phải qua trái.
theo nguyên tăc: đoc từ trái qua phải: Tiên Tổ thị Hoàng, lấy trong tích: Tế như tại Tiên Tổ thị Hoàng. nhưng trong bộ phim này không có nội dung ấy đâu, mà 4 chữ đó là SƠN HẢI CAO THÂM. Bạn nên xem lại nhé.
bạn Bình Phạm giỏi thế!!!!! Trời ơi!!! hoàng thị tổ tiên!!! haha
4 chữ trren là hoàng thị tổ tiên ý nghĩa là nơi thờ cúng tổ tiên
.
dịch vụ làm câu đối theo yêu cầu-và hoàn cảnh gia tiên.
Đảm bảo quý khách sẻ được hài lòng về nội dung cũng như trình độ về câu chữ hán-nôm.
ĐT:01204168181
rất hay các bạn nên xem
nghĩa của 4 chữ tàu đó là gì ai biết dịch hộ dùm với thanks trước
Chữ Nho thì có sao??? Chữ Quốc ngữ lịch sử được bao nhiêu năm mà nhận là của ông cha??? Cách đây hơn trăm năm ông cha ta vẫn dùng chữ Hán – Nôm nên ban thờ hoành phi câu đối dùng chữ nho chẳng có gì lạ cả. Chỉ sợ ông cha có sống lại nhìn chữ quốc ngữ cũng chả hiểu.
Nếu cứ bảo chữ Nho của Trung Quốc thì nhữ dòng tộc truyền lại đồ thờ tự từ xưa hoành phi câu đối, gia phả , bài vị đều bằng chữ nho thì phải đốt hết đi hả ???
Nên mọi chuyện tùy hoàn cảnh cụ mà có bài trí cho hợp lý thôi.
rất hay và bổ ích.khi xem xong thấy nét đặc trưng của văn hóa việt về tục thờ cúng tổ tiên